Công nghệ phát triển tạo động lực mạnh mẽ cho việc ứng dụng, hiện đại hóa tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Số hóa bảo tàng là xu hướng tất yếu của các bảo tàng trên thế giới khi mà trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, việc tiếp cận thông tin, hiện vật trực tiếp gặp khó khăn thì bảo tàng số sẽ giúp cho công chúng dễ dàng truy cập và tham quan trên không gian mạng. Số hóa cũng là cách để lưu giữ và trưng bày hiện vật tốt cho tương lai, trong sự mở rộng đa chiều về không gian.
Nước ta hiện có 147 bảo tàng, trong đó 36 bảo tàng của bộ ngành, 83 bảo tàng ở tỉnh, thành phố và 4 bảo tàng do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý. Thời gian qua, một số bảo tàng sau khi ứng dụng khoa học công nghệ vào gìn giữ và phát huy các giá trị di sản văn hóa nói chung, các hiện vật bảo tàng nói riêng đã tạo ra cơ hội mới trong việc hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân thưởng ngoạn những giá trị lịch sử, văn hóa lâu đời. Đồng thời cũng là phương pháp để lưu giữ hiện trạng tốt nhất các di sản, bảo vật quốc gia.
Nằm trong hệ thống các bảo tàng quốc gia Việt Nam, trực thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam được đánh giá là một trong những bảo tàng có vị trí quan trọng nhất trong việc lưu giữ và phát huy kho tàng di sản văn hoá nghệ thuật của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã sưu tầm, lưu giữ được một khối lượng gần 20.000 hiện vật, tác phẩm mỹ thuật có giá trị, phản ánh được cơ bản lịch sử phát triển của nền Mỹ thuật Việt Nam, một nền mỹ thuật lâu đời, phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc. Đặc biệt là bộ sưu tập của các thế hệ họa sĩ Mỹ thuật Đông Dương có một chỗ đứng quan trọng, đánh dấu một giai đoạn phát triển rực rỡ của nền Mỹ thuật Việt Nam.
Trong số các hiện vật được lưu trữ hiện nay tại Bảo tàng, Tượng Phật Bà Quan Âm chùa Hội Hạ – Một trong số các Bảo vật Quốc gia được chú ý hơn cả. Ngày 30-12-2013, Pho tượng Phật Bà Quan Âm chùa Hội Hạ, hiện vật thuộc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận là Bảo vật quốc gia. Pho tượng cao 315 cm, nặng khoảng 3 tấn. Đây là một trong những pho tượng Quan Âm Bồ Tát bằng gỗ lớn và đẹp nhất của loại hình tượng Quan Âm Diệu Thiện mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 16.
Pho tượng Quan Âm chùa Hội Hạ là một trong những pho tượng bằng gỗ có phong cách nghệ thuật sớm nhất hiện còn được lưu giữ. Pho tượng được ghép từ nhiều miếng gỗ lớn, nhỏ bằng nghệ thuật tạo tác đạt ở đỉnh cao của nghề gỗ.
Hình thức của pho tượng là Phật Bà Quan Âm nhiều tay ngồi trên tòa sen được đỡ bởi quỷ trên “biển Nam Hải”. Hai bên có Thiện Tài Đồng Tử và Long Nữ theo hầu – hình ảnh quen thuộc trong nghệ thuật tạo tượng Quan Âm Diệu Thiện (Nam Hải) bằng gỗ các thế kỷ 16 – 17 – 18 trong chùa Việt Nam. Pho tượng Quan Âm chùa Hội Hạ được tạo ra bởi nghệ thuật tạo hình đặc sắc. Tổng thể pho tượng hoành tráng mà vẫn giữ được sự tinh tế, tỉ mỉ trong từng chi tiết. Có sự thống nhất về mặt phong cách tạo tượng từ sớm đã làm tăng giá trị nghệ thuật và giá trị lịch sử của pho tượng, đưa pho tượng vào hàng Bảo vật quốc gia.
Công tác số hóa được thực hiện bởi Công ty CP Scantech Việt Nam bằng phương pháp scan 3D. Sử dụng máy quét 3D Eva từ Hãng Artec (châu Âu). Quá trình số hóa được diễn ra nhanh chóng, dữ liệu thu được bao gồm các chi tiết chân thực và màu sắc sống động.
Đơn vị chủ trì: Đại học R-MIT Hà Nội.
Đơn vị thực hiện: Công ty CP Scantech Việt Nam.
Sử dụng máy quét 3D Eva từ Hãng Artec (châu Âu).
Thông tin tượng Phật: 2.5m x 1.5m x 1.5m
Thời gian quét: 30 phút (không tính thời gian xử lý dữ liệu).
File scan 3D thu giữ texture màu sắc, biên dạng chân thực của vật quét.
Hỗ trợ khách hàng 24/07, vui lòng liên hệ:
Website: http://scantechvn.com/
Facebook: https://www.facebook.com/scantechvn
Linkedin: https://www.linkedin.com/company/scantech-viet-nam-jsc/