MỘC BẢN LÀ GÌ Tài liệu mộc bản là những bản gỗ khắc chữ Hán hoặc chữ Nôm ngược để in ra thành sách, được dùng phổ biến ở Việt Nam trong thời kỳ phong kiến. Dưới triều Nguyễn, do nhu cầu phổ biến rộng rãi các chuẩn mực của xã hội, những điều luật bắt buộc thần dân phải tuân theo, để lưu truyền công danh sự nghiệp của các bậc vua chúa, các sự kiện lịch sử…, triều đình đã cho biên soạn và khắc in nhiều bộ chính văn, chính sử để ban cấp cho các nơi. Trong quá trình hoạt động đó đã sản sinh ra loại hình tài liệu đặc biệt, đó là mộc bản. Gỗ dùng làm ván khắc mộc bản là gỗ thị, gỗ lê, gỗ táo. Theo sách “Đại Nam nhất thống chí” có ghi “Gỗ dùng làm ván khắc là gỗ cây nha đồng, tục danh là lồng mật, sớ gỗ trắng, sáng ngời như ngà voi”. |
TÀI LIỆU LỊCH SỬ MỘC BẢN
Nơi sản sinh ra tài liệu mộc bản là Quốc Sử quán triều Nguyễn, được thành lập vào năm Minh Mạng thứ nhất 1820; đây là cơ quan công quyền, có nhiệm vụ biên soạn quốc sử, thực lục các triều vua và các sách chuyên khảo về giáo dục, địa chí…; ngoài ra còn chịu trách nhiệm chuyên môn khảo cứu, san khắc, in ấn mộc bản. Việc biên soạn khá công phu, cẩn trọng trải qua thời gian dài, có những bộ sách được biên soạn kéo dài đến 88 năm mới hoàn thành như bộ sách “Đại Nam Thực lục”.
MỘC BẢN TRIỂU NGUYỄN
Trong quá trình san khắc, đều có các viên quan có chức trách cao ở Viện Hàn lâm trông coi nên quá trình san khắc được đảm bảo đúng quy trình. Quá trình biên soạn, san khắc nghiêm ngặt như vậy nên những tác phẩm có tính pháp lý cao nhất, đó cũng là những ván khắc độc bản.
Trong suốt thời gian tồn tại, Quốc Sử quán đã biên soạn nhiều bộ sử có giá trị như “Đại Nam thực lục”,“ Đại Việt sử ký toàn thư”,“Khâm Định Việt sử Thông giám cương mục”,“Đại Nam nhất thống chí”,“Minh Mạng chính yếu”,“Hoàng Việt luật lệ”… Ngoài ra, có nhiều mặt khắc liên quan đến lịch sử văn hóa một số nước trên thế giới như: Mĩ, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia và một số nước khác. Đặc biệt có những mộc bản khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
VÁN KINH MỘC BẢN
Được khắc bằng chữ nôm và chữ phạn, dạy con người hướng thiện, hướng giải thoát. Tiêu biểu có các bộ kinh Lăng Nghiêm Chính Mạch, Yên Ma Hội Bản, Nam Hải Ký Quy…
Ngoài ra, còn có những ván kinh đặc biệt với kích thước lớn, là các bộ Lục Thù, một loại bùa chú được người xưa dùng để trừ tà, trị quỷ và các sớ, điệp dùng để thực hiện các nghi lễ trong chùa….
Đây là những khối tài liệu đặc biệt quý hiếm, do giá trị về mặt nội dung, đặc tính về phương pháp chế tác. Những tài liệu này được coi là quốc bảo
Hiện nay, ngoài các phương pháp bảo quản và lưu trữ truyền thống thì công nghệ số hóa 3D (Scan 3D) sẽ mang lại những ưu điểm sau:
- Lưu trữ trường tồn dữ liệu file 3D gốc dưới dạng bản mềm
- Sử dụng dữ liệu 3D để thiết kế Bảo tàng ảo, xây dựng không gian thực tại ảo nhằm giới thiệu, quảng bá trên toàn Thế giới.
- Tạo ra các bản sao giống hệt bản thật
- Phục dựng lại các dữ liệu đã mất
Đã từ lâu, trên Thế giới, phương pháp số hóa 3D có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo quản, lưu trữ và phục dựng cho các di sản tư liệu quý báu nhằm bảo tồn và quảng bá hình ảnh quốc gia ở trong nước và quốc tế. Bằng việc sử dụng các bản sao, du khách đến thăm quan ngoài việc chiêm ngưỡng các bộ mộc bản cổ kính còn có thể tận tay thực nghiệm việc in ấn mộc bản bằng các bản sao.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỐ HÓA 3D BẢN MỘC CỔ
Đối với các mộc bản cổ đa số đã được phủ một lớp hóa chất để bảo quản, vì vậy bề mặt thường bóng. Độ khắc nổi của bản mộc cổ rất nông, nội dung văn bản hoặc mật độ các họa tiết rất khắc rất nhỏ và dày đặc. Vì vậy đòi hỏi phải dùng đến những thiết bị quét 3D chuyên dụng, có khả năng lấy nét tốt, có thể thay đổi tiêu cự và kích thước của ống kính máy quét 3D đề phù hợp với từng loại họa tiết…
Tại Scantech Việt Nam chúng tôi sử dụng phương pháp Scan 3D không tiếp xúc để sao chép tư liệu bản mộc cổ. Chúng tôi sử dụng máy quét 3D với ống kính quang học chuyên dụng của hãng Carl Zeiss (Đức). Một thương hiệu nổi tiếng khắp Thế Giới về độ chuẩn mực của ống kính máy ảnh. Các chi tiết siêu nhỏ và bóng không còn là vấn đề cần lo lắng đối với dòng máy Carl Zeiss này.