Công nghệ thiết kế ngược ngày nay

Thiết kế ngược là quy trình thiết kế lại mẫu – mô hình vật lý cho trước thông qua số hóa bề mặt mẫu bằng thiết bị đo tọa độ, và xây dựng mô hình thiết kế từ dữ liệu số hóa. Ưu điểm của phương pháp thiết kế ngược là cho phép thiết kế nhanh và chính xác mẫu thiết kế có độ phức tạp hình học cao, hoặc mẫu dạng bề mặt tự do (không xác định được quy luật tạo hình). 

Phương pháp thiết kế ngược cũng có ưu điểm đối với mẫu thiết kế dạng bề mặt có quy luậttạo hình nhưng không xác định được thông số thiết kế. Chẳng hạn các mẫu bề mặt xoắn như cánh tuabin, bề mặt thủy động học, khí động học. Trong thời gian gần đây trong nước đã có các loại thiết bị tự động đo quét tọa độ 3D, kỹ thuật thiết kế ngược cũng đã được nghiên cứu áp dụng tại một số nơi (doanh nghiệp, viện, trường…). Tuy nhiên việc ứng dụng có hiệu quả giải pháp kỹ thuật mới này vẫn còn nhiều vấn đề cần phải hoàn thiện thêm.

Kỹ thuật thiết kế ngược – Reverse Engineering (RE) là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong thời gian gần đây. Tuy nhiên việc sử dụng RE trong phát triển sản phẩm đã được bắt đầu từ vài thập kỷ trước. RE được khái niệm là quá trình nhân bản mộtvật thể, một bộ phận hoặc một sản phẩm hoàn chỉnh có sẵn mà không có sự trợ giúp của bản vẽ, tài liệu hay mô hình máy tính.

Về bản chất thiết kế ngược là quá trình sao chép một sản phẩm đã được sản xuất (nhờ khả năng sao chép hình ảnh của một vật thể thành dữ liệu CAD 3D), thiết kế ngược liên quan đến việc quét hình (scanning), số hóa (digitizing) vật thể thành dạng điểm, đường và bề mặt 3D.

Các nhà thiết kế và chế tạo thường đánh giá sản phẩm của mình và đối thủ cạnh tranh trước khi đưa ra một ý tưởng mới. Ngày nay quá trình đó được hệ thống hóa thành một kỹ thuật riêng gọi là kỹ thuật thiết kế ngược. Đó là sự đánh giá có hệ thống một sản phẩm nhằm mục đích tái tạo lại hoàn chỉnh hoặc có bổ sung thêm những cải tiến phát triển. Như vậy có thể thấy kỹ thuật thiết kế ngược là quá trình tạo mô hình thiết kế từ sản phẩm có sẵn, nhằm thực hiện các phép phân tích kỹ thuật hoặc tái tạo lại sản phẩm dưới dạng nguyên gốc hay biến thể. Quá trình này trái ngược với quá trình truyền thống bấy lâu nay kiểu “thiết kế thuận” (Forward Engineering) – đi từ ý tưởng đến sản phẩm (thiết kế ngược thì đi từ việc phân tích một bộ phận trongtrình thuận – ngược này được tổng  hợp theo lộ trình như sau:

– Thiết kế thuận: nhu cầu – ý tưởng thiết kế – tạo mẫu thử và kiểm tra – sản phẩm.

– Thiết kế ngược: sản phẩm – đo và kiểm tra – tái thiết kế – tạo mẫu thử và kiểm tra – sản phẩm.

Kỹ thuật thiết kế ngược theo hướng tự động hóa thường được chia làm 3 giai đoạn là: lấy mẫu (số hóa bề mặt) bằng thiết bị đo quét tọa độ; xử lý dữ liệu và xây dựng mô hình thiết kế trên phần mềm CAD; ứng dụng.

Giai đoạn lấy mẫu là giai đoạn số hóa bề mặt mẫu bằng các loại thiết bị đo quét tọa độ. Các loại thiết bị đo quét tọa độ được lựa chọn tùy theo hình dạng của chi tiết, yêu cầu độ chính xác, vật liệu chi tiết, kích thước chi tiết… Hai loại thiết bị đo quéttọa độ phổ biến nhất hiện nay là thiết bị đo không tiếp xúc và thiết bị đo tiếp xúc. Điển hình của 2 loại máy này là máy quét laser và máy đo tọa độ (Coordinate Measuring Machine – CMM). Trong giai đoạn này thiết bị đo tọa độ sẽ thu nhận dữ liệu hình học của đối tượng ở dạng tọa độ của các điểm (x,y, z), sau đó sẽ tập hợp các điểm trên bề mặt đối tượng được mô tả như “đám mây điểm”.

Tiếp theo là giai đoạn xử lý dữ liệu và xây dựng mô hình, giai đoạn này sử dụng 2 phần mềm là phần mềm tạo lưới (có khả năng tự động phủ lưới qua tất cả các điểm dữ liệu) và phần mềm mô hình hóa 3D (có khả năng mô hình hóa các đường cong, mặt cong NURBS, xây dựng mô hình thiết kế CAD từ mô hình lưới điểm thông qua sự tương tác của người sử dụng với giao diện của phần mềm).

            Sau cùng là giai đoạn ứng dụng, mô hình thiết kế có thể được tinh chỉnh, tối ưu bằng các phương pháp phân tích CAE, hay chuyển sang công đoạn thiết kế khuôn cho sản phẩm và cuối cùng là xuất dữ liệu thiết kế dưới dạng bản vẽ kỹ thuật. Có thể sử dụng trực  tiếp dữ liệu thiết kế cho công đoạn sản xuất bằng cách chuyển mô hình CAD sang phần mềm CAM để lập trình gia công CNC, hay chuyển sang dữ liệu STL cho quá trình tạo mẫu nhanh. Ngoài việc phục vụ thiết kế chế tạo, quy trình thiết kế ngược còn được sử dụng để kiểm tra, đánh giá độ chính xác giữa sản phẩm gia công so với nguyên mẫu.

PGS.TS. Đoàn Thị Minh Trinh và nhóm cộng sự ở khoa cơ khí Trường đại học bách khoa TP.HCM đã hoàn tất đề tài nghiên cứu này. Đây là một hướng nghiên cứu mới rất thiết thực vì qua đó giúp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế đối với ngành cơ khí chính xác của Việt Nam.

PGS.TS. ÐOÀN THỊ MINH TRINH (Khoa cơ khí, Trường đại học bách khoa TP.HCM)

Chia sẻ

TIN TỨC KHÁC

Bàn giao, lắp đặt, đào tạo Thiết bị máy in 3D Big Rep Studio G2 tại PANASONIC Thứ4, ngày 16 tháng 02 năm 2024

Trong thời đại công nghệ đang dẫn đầu chuỗi phát triển của thế giới hiện nay thì in 3D là vô cùng cần thiết để tham khảo sản xuất linh kiện thiết bị. Công ty TNHH Panasonic Industrial Devices Việt Nam quan tâm tới việc in ấn các linh kiện lõi và vỏ của các sản phẩm máy giặt, điều hoà, từ đó so sánh đối chiếu để sản xuất hàng loạt các sản phẩm kinh doanh của công ty. Sau khi trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực, chúng tôi cho rằng máy in 3D Bigrep Studio G2 là hoàn toàn phù hợp với tiêu chí của Panasonic.

In 3D tượng thu nhỏ (Thế giới tí hon) Thứ2, ngày 13 tháng 12 năm 2023

LIÊN HỆ

    Họ
    Tên
    Địa chỉ email
    Tin nhắn